Trang chủ » module » Công Việc Tester Là Gì?

Công Việc Tester Là Gì?

bởi Admin | 16:57 | Blog

Chắc hẳn một trong mỗi chúng ta đã từng nghe đến nghề Tester, nhưng không phải ai cũng biết công việc Tester là gì. Công việc cụ thể của một Tester hay Cơ hội tuyển dụng đối về nghề Tester ra sao? Bài viết sau đây, CodeGym Hà Nội sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc này.

cong-viec-tester-la-gi

Công việc Tester là gì?

Tester là gì? Những nhiệm vụ của một Tester?

Tester là làm công việc gì?

Tester là người đóng vai trò kiểm thử phần mềm để tìm kiếm các lỗi, các sai sót, hay bất cứ vấn đề nào có thể xảy ra trong quá trình chạy phần mềm và làm ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Có thể hiểu Tester là người kiểm tra phần mềm hoặc các dự án tương tự để tìm những thứ sau:

– Bugs: lỗi lập trình làm cho 1 chương trình hoặc 1 hệ máy tính chạy bị lỗi, cho ra kết quả sai

– Errors: lỗi phần mềm

– Hoặc bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra khi người sử dụng sau cùng hay khách hàng gặp phải khi sử dụng.

Nhiệm vụ của của một Tester

Những nhiệm vụ cụ thể của một Tester bao gồm những ý dưới đây:

– Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm.

– Trực tiếp thẩm định và xác minh hệ thống phần mềm đó có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ hay không?

– Hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tối đa yêu cầu đặt ra của khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tester thường chia làm 3 hướng như sau:

– Manual test: Là công việc mà hầu hết mọi người đều lựa chọn khi bắt đầu vào làm tester, được thực hiện không thông qua bất kỳ công cụ hỗ trợ nào, thực hiện thủ công bằng tay, có thể không cần đến kiến thức về lập trình nhưng phải vốn kiến thức về kỹ thuật test và tư duy tốt. Từ đó đưa ra những định hướng giải quyết, đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định nhất trước khi giao cho khách hàng.

– Automation test: Là kiểm tra tự động, phù hợp với các developer muốn chuyển sang công việc tester hoặc những người làm manual test muốn học hỏi thêm và nâng cao trình độ.

Với công việc này, tester chỉ cần viết một đoạn code hoặc sử dụng các công cụ như Selenium, Test Complete,… để chạy tự động tất cả các bước gồm nhập thông tin, kiểm tra kết quả, so sánh kết quả…

Làm Auto cần nắm chắc về các automation tool và frameworks, tùy từng dự án phải nắm vững cách làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình như java, python, C++, PHP…

>> Đọc thêm: Automation Tester Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Auto Tester?

– Security test: Là 1 trong những phần quan trọng trong phát triển phần mềm mềm để bảo vệ dữ liệu bằng mọi cách thông qua việc kiểm tra xem dữ liệu tuyệt mật có được giữ bí mật hay không? Theo đó, Tester sẽ đóng vai trò của hacker khai thác các lỗ hổng có thể có xung quanh hệ thống để tìm các lỗi liên quan đến bảo mật.

Các phương pháp kiểm thử bảo mật gồm: Tiger box, black box hoặc white box…

Những kỹ năng cần có ở một Tester

nhung-ky-nang-can-co-cua-tester

Những kỹ năng cần có của một Tester

Để trở thành một tester chuyên nghiệp bạn cần phải có những kĩ năng dưới đây:

Kỹ năng phân tích

Một tester có kĩ năng phân tích sẽ giúp bạn có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ.

Kỹ năng học hỏi

Một tester giỏi là người biết sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh. Không một trường lớp nào có thể dạy bạn hết tất cả các kĩ năng, các vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm. Chính vì vậy các tester sẽ thường xuyên phải tự phân tích, học hỏi thông qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp hay còn được gọi là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Một tester không thể làm việc độc lập mà thường phải làm việc nhóm hoặc trong các dự án hợp tác. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn chuyển tiếp thông tin và cung cấp báo cáo về các khâu kiểm tra bạn đã làm. Nếu bạn không giỏi kỹ năng giao tiếp thì sẽ rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ý của bạn.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các tester dễ dàng kết nối với các thành viên khác, nhất là developer. Công việc của một tester có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm. Developer thì hoàn thiện phần mềm, còn khách hàng thì an tâm hơn về sản phẩm.

Ngoài những kỹ năng chính trên một tester còn cần phải có kỹ năng thiết kế, có kĩ năng tiếng Anh và có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén.

Muốn trở thành một tester giỏi không khó, quan trọng là bạn có đủ nỗ lực trau dồi và các kỹ năng cần thiết của một tester hay không thôi.

Cơ hội nghề nghiệp của Tester

co-hoi-nghe-nghiep-cua-tester

Cơ hội nghề nghiệp của công việc Tester

Lợi thế của nghề Tester

Những năm gần đây, Tester là một nghề cực kỳ hot. Khi các công ty công nghệ phát triển lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn, nhu cầu tuyển dụng Tester nhờ thế cũng liên tục tăng cao. Môi trường làm việc lẫn chế độ đãi ngộ cho vị trí công việc này cũng tương đối tốt. Đối với sinh viên IT có đam mê kiểm thử phần mềm thì đây là một ngành rất triển vọng. Chúng tôi sẽ nêu các lợi thế cơ bạn đối với nghề Tester:

– Thu nhập ổn định: Tester là một ngành được đánh giá là khó mang đến những thử thách, kèm theo phúc lợi xứng đáng. Thu nhập cao là yếu tố hấp dẫn của nghề kiểm thử phần mềm so với nhiều nghề khác.

– Nhu cầu tuyển dụng lớn: Thực tế, số lượng  làm tester vẫn còn ít so với nhu cầu và cũng chỉ có ít các tester giỏi. Nếu theo học nghề tester và đi sâu vào lĩnh vực này sẽ có cơ hội lớn.

– Nhiều cơ hội thăng tiến: Trong thời đại 4.0 phát triển như hiện nay thì đây là một ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin có nhiều cơ hội đi đầu và liên tục phát triển, đổi mới. Vậy nên, nó mang lại rất nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề. Nếu có khả năng Anh càng có thêm cơ hội để có những việc làm hấp dẫn. Không chỉ làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ trong nước, còn có cơ hội được làm tại các công ty nước ngoài.

– Được tiếp xúc với những điều mới mẻ: Phần lớn người làm tester được tiếp xúc với nhiều khách hàng với đa dạng các nghiệp vụ khác nhau trong các lĩnh vực như game, ngân hàng, tài chính,điện thoại,…. Bên cạnh đó, công nghệ luôn đổi mới nên các tester mỗi ngày sẽ làm việc với những phần mềm khác nhau, mang đến nhiều sự thú vị.

>> Đọc thêm: Con gái có nên học Tester không?

Thực trạng nghề Tester ở Việt Nam

Nghề Tester xuất hiện thực sự ở thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đây là một nghề rất “hot”.

Tuy là ngành hot nhưng lại thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng vì thực tế chưa có một trường nào đào tạo về kiểm thử phần mềm một cách chuyên nghiệp.

Nhận định tại hội nghị quốc tế về kiểm thử phần mềm và kiểm thử tự động thì trước đà tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trong vài năm tới Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 10.000 Tester. Tuy nhiên, được đánh giá là có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trong ngành kiểm thử phần mềm bởi các lợi thế như:

– Nguồn nhân lực có sẵn trình độ kỹ thuật

– Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhanh

– Môi trường đầu tư an toàn

– Tỷ lệ thay đổi nhân sự thấp…

Mức thu nhập của nghề Tester ở Việt Nam

Hiện nay, Tester được coi là một nghề nghiệp ổn định với nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến. Kiên trì theo đuổi nghề Tester sẽ cập nhật những công nghệ mới thường xuyên, đồng thời được tiếp xúc với các dự án khác nhau và học thêm nhiều thứ.

Những bạn trẻ có đam mê, sáng tạo và có nhiệt huyết có cơ hội việc làm rất cao với nghề tester.

Lương của Tester có thể chia theo các mức (mức lương mang tính tham khảo):

– Tester mới ra trường chưa có kinh nghiệm: thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/ tháng, thu nhập sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm.

– Tester cứng có kinh nghiệm: mức lương khoảng 12-15 triệu đồng/ tháng.

– Tester giỏi tiếng Anh, làm việc tại các  công ty nước ngoài: mức thu nhập sẽ khoảng 15-20 triệu đồng/tháng, ngoài ra họ còn có cơ hội được làm việc tại nhiều nước phát triển.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ Tester là gì và có những lựa chọn ngành nghề thích hợp cho bản thân mình. Hãy theo dõi CodeGym Hà Nội để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

>>> Tham khảo Khóa đào tạo Tester chuyên nghiệp tại đây.

Download - Giáo trình thuật toán

10 + 7 =

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

5 + 11 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM