Techtalk: Những Tâm Tư Của Lập Trình Viên

29 Th9, 2022 | Tin tức - sự kiện | 0 Lời bình

Chiều ngày 28/9 vừa qua, CodeGym Hà Nội vô cùng hân hoan chào đón anh Nguyễn Văn Chung – Phó Giám đốc Delivery Công ty CP DEHA Việt Nam đã tới thăm và có buổi tâm sự về những tâm tư của một người lập trình viên dành cho các bạn học viên CodeGym Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là thời gian giúp các bạn học viên trao đổi, giải đáp những thắc mắc trong ngành lập trình của mình. 

techtalk-nhung-tam-tu-cua-lap-trinh-vien

Techtalk: Những Tâm Tư Của Lập Trình Viên

Những vị trí quan trọng trong một công ty lập trình 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, anh Chung đã chia sẻ về một số vị trí quan trọng trong một công ty lập trình đến với các bạn học viên. 

PM 

PM chính là Project Manager – là người quản lý, lên kế hoạch và chịu trách nghiệm cho một dự án nào đó. Họ chính là người quản lý dự án từ bước bắt đầu, quản lý đội nhóm của mình hoàn thành công việc cho đến sản đạt được sự hài lòng của khách hàng.

Để trở thành một PM nói khó thì cũng khó mà dễ thì cũng dễ. Một số kỹ năng PM cần có mà anh Chung chia sẻ để các bạn lập trình viên đạt được vị trí này đó là: 

Trình độ

Theo chia sẻ của anh Chung, để trở thành một PM thì các bạn cần có 3 – 4 năm trong nghề. Thời gian này không phải là quá dài. Đối với một số bạn có năng lực nổi trội, họ có thể đạt được vị trí này chỉ sau 1 – 2 năm làm việc. Thời gian bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào sự cố gắng và nỗ lực của các bạn trong quá trình làm việc. Đối với một PM, kỹ năng chuyên môn càng sâu càng tốt.

Kỹ năng quản lý công việc

Đây là kỹ năng cần thiết tối thiểu đối với một người làm PM. Trong kỹ năng này bao gồm một số kỹ năng nhỏ hơn như: 

  • Quản lý tiến độ công việc
  • Quản lý chi phí
  • Quản lý nhân lực dự án
  • Kỹ năng đánh giá rủi ro

Kỹ năng quản lý con người

Là một người quản lý, kỹ năng quản lý con người là kỹ năng khá quan trọng. Trong đây cũng có những kỹ năng nhỏ hơn mà một người PM cần nắm được đó là: 

  • Kỹ năng leader: Dẫn dắt, định hướng cho nhân sự, khách hàng.
  • Kỹ năng Trust Building và Team Building;
  • Kỹ năng thỏa thuận, giao tiếp;
  • Kỹ năng coaching: Huấn luyện, đào tạo nhân sự.
nhung-vi-tri-quan-trong-trong-mot-cong-ty-lap-trinh

Những vị trí quan trọng trong một công ty lập trình

CTOChief Technology Officer 

CTO là viết tắt của Giám đốc công nghệ. Đây là người có vị trí cao nhất và có trách nhiệm điều hành chính về việc tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ của tổ chức.

Đối với một CTO,  ngoại trừ các kỹ năng cần có của một PM thì cần có thêm khá nhiều kỹ năng chuyên môn khác như: 

Kỹ năng lãnh đạo

Đây là một kỹ năng quan trọng mà bất kể CTO nào cũng có. Bởi vị trí của họ không còn chỉ đơn thuần là một kỹ sư phần mềm nữa. Họ đang đứng ở vị trí điều hành trong doanh nghiệp. Vì thế, họ cần biết cách giao nhiệm vụ, giao tiếp với đội nhóm lẫn các kiến thức chuyên môn để sẵn sàng cho những tình huống kỹ thuật nào bất ngờ xảy ra.

Kỹ năng lên kế hoạch và ra quyết định

Việc quản lý cả một công ty đòi hỏi CTO cần có khả năng lên kế hoạch và ra quyết định. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của từng thành viên trong công ty cũng như việc duy trì các hoạt động của công ty. 

Kỹ năng kinh doanh

Có phải bạn đang thắc mắc: “Giám đốc công nghệ mà cũng cần có kỹ năng kinh doanh?”

Chính xác là như thế!

Ở vị trí lãnh đạo, CTO sẽ phải nắm bắt được toàn bộ cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Từ những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh và sử dụng những kỹ năng đó để định hướng phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm công nghệ của công ty sao cho hiệu quả nhất.

cto-vi-tri-quan-trong-trong-mot-cong-ty-lap-trinh 

CTO – vị trí quan trọng trong một công ty lập trình

Lộ trình từ học nghề đến làm nghề của một lập trình viên

Một lộ trình làm việc của một học viên vừa mới tốt nghiệp đi làm thì thường sẽ trải qua những giai đoạn như sau:

  • Junior Developer: Đây được xem là giai đoạn đầu vào nghề của các bạn. Thời điểm này các bạn hầu như chưa có kinh nghiệm làm việc. 
  • Senior Developer: Ở giai đoạn này là các bạn đã phải hiểu biết sâu sắc về công việc mình đang làm. Năng lực ở giai đoạn này cũng khá cao và các bạn có thể viết các ứng dụng phức tạp.
  • Lead Developer: Các kỹ năng ở giai đoạn này tương đối giống với vị trí Senior. Tuy nhiên muốn ở cấp độ này thì cần một vài kỹ năng ngoài ngành khác như: kỹ năng quản lý công việc,…
  • Mid-level Manager: Đây là nấc thang đáng mơ ước của các kỹ sư IT. Ở cấp độ này, hầu như doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
  • Senior Leader: Đến mức này thì bạn gần như ít tiếp xúc trực tiếp với code. Một Senior Leader thường sẽ dành nỗ lực và thời gian vào con người: lãnh đạo, định hướng, đưa ra chiến lược… 

> Sẵn sàng tham gia vào thị trường CNTT đầy năng động chỉ sau 6 tháng ngay tại đây

lo-trinh-tu-hoc-nghe-den-lam-nghe-cua-mot-lap-trinh-vien

Lộ trình từ học nghề đến làm nghề của một lập trình viên

Chia sẻ về các kỹ năng cần có trong quá trình làm việc

Kỹ năng quản lý thời gian

Đây là một kỹ năng quan trọng. Bạn không có quá nhiều thời gian trong một ngày nên việc tận dụng thời gian một cách hiệu quả là việc bạn cần có. Một nguyên lý khá hay trong việc quản lý thời gian mà anh Chung đã chia sẻ với các bạn học viên CodeGym Hà Nội là Pareto 80/20.

Theo anh Chung chia sẻ, để áp dụng hiệu quả nguyên tắc này thì bạn cần xác định được các đối tượng quan trọng và ưu tiên của mình. Theo nghiên cứu, một ngày bạn chỉ có khoảng 20% công việc quan trọng và rất quan trọng. Còn 80% công việc còn lại là công việc không quan trọng và có thể trì hoãn. Bạn hãy giải quyết 20% công việc quan trọng nhất mà không để bản thân bị phân tâm bởi 80% công việc không quan trọng và có thể hoãn lại.

ky-nang-quan-ly-thoi-gian

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Theo anh Chung chia sẻ, 6 bước để rèn luyện hiệu quả kỹ năng này đó là: 

– Bước 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết

– Bước 2: Tìm hiểu nguồn gốc vấn đề và người chịu trách nghiệm chính

– Bước 3: Phân tích các khía cạnh của vấn đề

– Bước 4: Đưa ra giải pháp, so sánh các giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất

– Bước 5: Theo dõi quá trình và đánh giá kết quả

Kỹ năng đánh giá công việc

Kỹ năng đánh giá công việc là kỹ năng mà mỗi lập trình viên đều cần có. Sau khoảng 1,5 – 2 năm làm việc, bạn nên nhìn nhận lại công việc của mình đã gắn bó và cống hiến thời gian qua. Việc này bạn nên dựa vào một số yếu tố như: môi trường làm việc công ty, công việc của bản thân, và yếu tố quan trọng khác là thu nhập. 

ky-nang-danh-gia-cong-viec

Kỹ năng đánh giá công việc

Lời kết

CodeGym Hà Nội cảm ơn những chia sẻ hết sức chân thực của anh Nguyễn Văn Chung tại sự kiện: Những Tâm Tư Của Lập Trình Viên. Sự kiện đã đem lại những góc nhìn mới mẻ cho các bạn học viên CodeGym. Từ đó các bạn có thể có thêm nhiều động lực học tập và làm việc sau này.

>> Theo dõi thêm một số sự kiện khác của CodeGym tại đây

 

 

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

0246 253 8829

Nhận tư vấn, định hướng 1-1

Điền và gửi thông tin cá nhân để được tư vấn miễn phí về các chương trình học.

6 + 15 =