Lập trình viên thì học ngành gì? Và tố chất của 1 coder giỏi

19 Th5, 2022 | Blog | 0 Lời bình

Muốn trở thành lập trình viên thì học ngành gì? Bạn chưa hiểu rõ về ngành lập trình viên, hay để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp sẽ học tập và trải nghiệm những gì. Sau đây CodeGym Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé. Thì lập trình viên là người xây dựng và tạo ra các phần mềm ứng dụng trên di động, máy tính mà bạn vẫn sử dụng thường ngày bằng cách họ đã viết những đoạn code, sửa mã, và chạy các đoạn mã để có thể tạo nên một ứng dụng.

Bạn đã thực sự hiểu lập trình viên là gì?

  Lập trình viên được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người đó sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế xây dựng, bảo trì các chương trình máy tính. Là người xây dựng và tạo ra các phần mềm ứng dụng trên di động, máy tính mà bạn vẫn sử dụng thường ngày bằng cách họ đã viết những đoạn code, sửa mã, và chạy các đoạn mã để có thể tạo nên một ứng dụng.

Lập trình viên

Lập trình viên còn được gọi khác là: 

  • Nhà phát triển phần mềm Software Developer
  • Lập trình viên máy tính Computer Programmer
  • Lập trình viên phần mềm Software Coder hay còn gọi là Coder 
  • Kỹ sư phần mềm Software Engineer

Lập trình viên học ngành gì?

  Để trở thành Lập trình viên, thì có nhiều con đường để học tập. Lập trình viên cần ít nhất một ngôn ngữ lập trình chính và một số công nghệ khác đi kèm để có thể làm việc. Tuy nhiên, để nói đến việc lập trình viên nên học ngành nào theo cách chính thống thì hiện nay các trường Cao Đẳng, Đại học tại Việt Nam có một số ngành chủ yếu như sau:

  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ phần mềm hay Kỹ thuật Phần mềm
  • Kỹ thuật máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Truyền thông và mạng máy tính
Các ngành học của lập trình viên

Các ngành học để bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp

  Các ngành học dưới đây đều hướng đến một công việc chung trong tương lai là giúp bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung dưới đây để lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp với mình nhất nhé Các ngành học dưới đây đều hướng đến một công việc chung trong tương lai là giúp bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung dưới đây để lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp với mình nhất nhé 

Ngành học để trở thành lập trình viên

Ngành Khoa học Máy tính

  Ngành Khoa học Máy tính [Computer Science] là ngành học nghiên cứu về cách máy tính hoạt động như thế nào. Khoa học máy tính tập trung vào quan điểm lý thuyết và toán học. Nếu bạn chọn học ngành khoa học máy tính, thì bạn cần phải yêu thích toán học và bộ môn logic. Học ngành khoa học máy tính giúp bạn dễ dàng tiếp cận và tham gia vào các công việc như trí tuệ nhân tạo, học máy (Machine Learning), an ninh hoặc nghiên cứu về công nghệ đồ họa.

Ngành khoa học máy tính

Ngành công nghệ phần mềm

  Ngành công nghệ Phần mềm hay còn gọi khác là kỹ thuật phần mềm. Các quy trình phát triển phần mềm hay kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Các kiến thức thu thập yêu cầu phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm. Ngành công nghệ phần mềm (kỹ thuật phần mềm) về cơ bản học những thứ bám sát thực tế với nghề lập trình viên nhất.

Ngành công nghệ phần mềm

Ngành kỹ thuật máy tính

  Ngành kỹ thuật máy tính là một ngành đặc biệt. Vì đây là một ngành kết hợp kiến thức của cả 2 lĩnh vực đó là: ĐIỆN TỬ + CNTT ngành kỹ thuật máy tính (Computer Engineering), là ngành học giúp các bạn thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng + phần mềm để phục vụ hoạt động của các thiết bị phần cứng 

Ngành kỹ thuật máy tính

  VD: Thiết kế chip máy tính công nghệ Robotic, thiết kế các hệ thống điều khiển tự động IOT, hệ thống điều khiển tự động. Hiểu đơn giản, học ngành kỹ thuật máy tính cũng học sử dụng các ngôn ngữ Lập trình như C, C++, Java … nhưng thiên về sự hoạt động của phần cứng hơn tập trung vào phần mềm. Nếu bạn chọn học ngành kỹ thuật máy tính, sau đó lại muốn gia nhập thị trường lập trình phần mềm, thì cần phải học tập thêm.

Ngành Hệ thống thông tin 

  Ngành Hệ thống thông tin, là ngành học về con người thiết bị và quy trình thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, thiết kế hệ thống thông tin, quản trị, vận hành và phân phối thông tin tham mưu cho những người ra quyết định.

Ngành hệ thống thông tin

Ngành Hệ thống thông tin, được học các ngôn ngữ lập trình như C#, Java, PHP, SQL… Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào các ngôn ngữ thao tác với cơ sở dữ liệu sử dụng nhiều về SQL. Đối với ngành học này, thì khi bạn có thể thiết kế 1 phần ở trường không dạy nhiều về phần mề, nếu muốn học thêm bạn có thể điđến học tại các trung tâm bên ngoài. 

>>> Đăng ký học tại đây nè

Ngành Truyền thông và Mạng máy tính 

 Đây là ngành học về những công nghệ phổ biến như thư tín điện tử, truyền tải thông tin hay công nghệ điện toán đám mây, học cách xây dựng và vận hành Data center, an toàn, bảo mật thông tin… Ngành học này giúp bạn có thể quản trị hệ thống mạng tại trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp internet. Hoặc trở thành chuyên viên thiết kế mạng, phát triển phần mềm mạng…

Truyền thông và Mạng máy tính

Các cấp bậc của nghề lập trình viên mà bạn nên biết

  Không phải lập trình viên nào học xong sẽ có trình độ như nhau, để trở thành một lập trình viên xuất sắc bạn sẽ phải trải qua thời gian khổ luyện lâu dài. Các cấp độ của một lập trình viên sẽ bao gồm:

  • Junior Developer ($500 – $1000): có 3 năm kinh nghiệm hiểu biết tổng thể cơ sở dữ liệu, vòng đời các ứng dụng ở trình độ này bạn sẽ viết được các ứng dụng đơn giản.
  • Senior Developer ($1000 – $1500): có từ 4 – 10 năm kinh nghiệm, ở cấp độ này bạn đã có kiến thức sâu hơn và có thể lập trình được các ứng dụng phức tạp.
  • Leader Developer ($1500 – $2000): có 7 – 10 năm kinh nghiệm, ở cấp độ này, bạn đã có các kỹ năng của một senior developer.
  • Mid-level Manager – Quản lý cấp trung ($1500 – $2500): là người quản lý các lập trình viên, và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao, một số tổ chức họ có thể thuê và sa thải nhân viên của mình. Các chức danh ở cấp bậc này là Product manager, Project manager,…
  • Senior Leader Quản lý cấp cao (trên $2000): lãnh đạo các quản lý cấp dưới của mình, báo cáo lên Ban Giám đốc công ty. Các chức danh ở cấp độ này có thể là: CEO, CTP, VP.
cấp bậc của nghề lập trình viên

Đặc điểm của ngành lập trình viên

Nghề lập trình sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Là một ngành nghề sẽ vất vả ở thời gian đầu. Thời gian học và code thường chiếm phần lớn, có thể lên tới 10-12h/ngày.
  • Cần sự tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, để “xử lý” các bài toán hóc búa trong quá trình làm việc.
  • Khả năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn, cơ hội thăng tiến cao hơn.
  • Cần có sự nghiên cứu bài bản, học hỏi không ngừng vì công nghệ lập trình luôn luôn thay đổi theo thời gian.
Đặc điểm của ngành lập trình viên

Lập trình viên học ngành gì? Có phải chỉ học mỗi ngành CNTT?

  Lập trình viên thì học ngành gì? lập trình học ngành nào thì dễ xin việc? Nhiều người cho rằng, sẽ theo học ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên công nghệ thông tin là ngành học rộng lớn. CNTT bao gồm, nhiều chuyên ngành nhỏ và sát với định hướng nghề nghiệp của người học hơn.

  Tất cả các chuyên ngành kể trên, bao gồm khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, công nghệ phần mềm hay hệ thống thông tin, mạng máy tính & viễn thông, thị giác máy tính & điều khiển học, đều thuộc về ngành công nghệ thông tin. Tùy thuộc vào định hướng tương lai và sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn chuyên ngành học thích hợp với bản thân.

Làm lập trình viên học ngành gì

Những tố chất để bạn trở thành một lập trình viên giỏi

Có khả năng tư duy, logic

  Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành một lập trình viên tài năng. Bạn cần có kỹ năng giải quyết mọi vấn đề, một cách khoa học và hiệu quả nhất khi đối mặt với mỗi vấn đề trong lập trình.

Luôn không ngừng học hỏi

  Lập trình viên là một nghề nghiệp rất áp lực và khó khăn. Bạn cần phải luôn trao dồi thêm kiến thức mới vừa để cải thiện, nâng tầm bản thân, và để đạt hiệu quả công việc đạt mức tốt nhất.

Cẩn thận

  Lập trình là công việc vô phức tạp, yêu cầu sự chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Bởi vậy lập trình viên phải thật cẩn thận, tỉ mỉ, hạn chế gây ra bất cứ lỗi nhỏ nào để tránh mất nhiều thời gian cho việc sửa chữa.

Nhanh nhạy với cái mới

  Công nghệ thông tin trên thế giới hiện nay đang phát triển từng ngày từng giờ. Nếu bạn không thay đổi bản thân để bắt kịp xu hướng thì các lập trình viên sẽ nhanh chóng bị “tụt hậu”.

Lập trình viên thì làm việc ở đâu?

Việc làm của lập trình viên

  Với nghề lập trình viên bạn có thể lựa chọn làm việc phỏng vấn vị trí IT cho các công ty thiết kế phần mềm, công ty công nghệ, hoặc bộ phận IT của các công ty kinh doanh các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ. Với tính chất công việc làm chủ yếu với máy tính bạn có thể làm việc tại văn phòng, công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà Freelance IT đều được.

Lời kết

  Mỗi ngành kể trên lại có cái hay, cái thú vị riêng, và công việc của một lập trình viên có vẻ là bao gồm kiến thức của tất cả các ngành trên. Nên dù bạn có đang học phân vân không biết chọn ngành nào thì đừng lo hãy nhấc máy lên gọi đến hotline: 02462538829 để được đội ngũ nhân viên của CodeGym tư vấn nhé!

Chào tạm biệt, hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

  • Mới học lập trình nên học ngôn ngữ nào, ngôn ngữ dễ học nhất?
  • Để trở thành lập trình viên cần học môn gì?

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

0246 253 8829

Nhận tư vấn, định hướng 1-1

Điền và gửi thông tin cá nhân để được tư vấn miễn phí về các chương trình học.

10 + 15 =