Java là ngôn ngữ đã xuất hiện từ lâu đời nhưng đến nay nó vẫn luôn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Vì thế mà số lượng lập trình viên Java vẫn không ngừng tăng cao. Tuy nhiên, là một newbie, bạn vẫn còn mông lung với Java. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây của CodeGym Hà Nội để biết giải đáp thắc mắc: “học java để làm gì” và biết các kiến thức quan trọng cần biết khi bắt đầu học Java bạn nhé!
Nội dung
- Học java có thể làm gì? Tại sao bạn nên học Java
- 1) Ứng dụng của Java trong việc phát triển các ứng dụng Android
- 2) Ứng dụng của Java trong những dịch vụ tài chính
- 3) Java Web applications
- 4) Phần mềm lập trình cũng được xây dựng bằng Java
- 5) Trading Application
- 6) J2ME Apps
- 7) Ứng dụng nhúng
- 8) Big Data technologies
- 9) Ứng dụng của Java trong giao dịch tần suất cao
- 10) Những ứng dụng khoa học trong việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java
- Các framework trong java – kiến thức quan trọng bạn cần biết khi muốn học lập trình Java
- Căn bản Java học thì bắt đầu từ đâu & Lộ trình học như thế nào để đạt được hiệu quả nhất
- Link
Học java có thể làm gì? Tại sao bạn nên học Java
Khi mới tiếp cận Java, bạn có biết: “Java được sử dụng ở đâu và được sử dụng để làm gì”?. Theo thống kê của Oracle, hiện nay có tới hơn 3 tỷ thiết bị chạy Java, bạn có nghĩ đó là số lượng rất lớn? Hầu hết, các công ty lớn đều sử dụng Java (trong cách này hoặc cách khác). Nhiều ứng dụng được viết bằng Java với mục đích xử lý hàng chục triệu yêu cầu của người dùng mỗi ngày.
Ngay dưới đây, bạn sẽ thấy chính xác những loại dự án/sản phẩm được thực hiện với Java. Bạn cũng sẽ thấy chính xác Java có hữu ích trong thực tế ở chỗ nào?
1) Ứng dụng của Java trong việc phát triển các ứng dụng Android
Đây là nơi không khó để bạn có thể nhìn thấy sự hiện diện của ngôn ngữ lập trình Java. Bạn hãy mở một ứng dụng bất kỳ trên 1 điện thoại chạy Android, điều bạn nhìn thấy chính là sản phẩm của Java.
Vài năm trở lại đây, Android được tăng cường thêm nhiều tính năng mạnh cần thiết. Điều đó khiến ngày nay nhiều lập trình viên Java cũng có thể trở thành nhà phát triển ứng dụng Android. Có điều đây là Android sử dụng JVM, nó khác với các gói thư viện Java truyền thống. Nhưng nói chung, chúng vẫn được viết bằng Java.
2) Ứng dụng của Java trong những dịch vụ tài chính
Có thể bạn chưa biết, Java được sử dụng cực kỳ nhiều trong những dịch vụ tài chính. Một số ngân hàng đầu tư lớn như: Golman Sachs, Citigroúp,… và các ngân hàng khác đều sử dụng Java để viết những ứng dụng có giao diện người dùng, những dịch vụ chạy nền để phục vụ các giao dịch về tài chính.
Java ngày nay sử dụng chủ yếu trong dạng các dịch vụ chạy ở phía server, đa phần không có giao diện người dùng và chúng có nhiệm vụ nhận dữ liệu gửi lên server, xử lý và gửi sang những phần xử lý khác.
3) Java Web applications
Trong Thương mại điện tử và ứng dụng web, Java cũng rất được ưa chuộng. Rất nhiều Web Services dạng RESTful được tạo ra sử dụng Spring MVC, Struts 2.0 và những framework tương tự. Ngay cả Servlet đơn giản, trang JSP hay ứng dụng sử dụng Struts khá phổ biến trên các dự án Chính phủ khác nhau. Các tổ chức chính phủ, y tế, bảo hiểm, giáo dục, quốc phòng … có ứng dụng web được xây dựng bằng Java.
4) Phần mềm lập trình cũng được xây dựng bằng Java
Các IDE như: Eclipse, NetBeans,… đều là những ứng dụng desktop được dùng nhiều nhất viết bằng Java. Cho tới thời gian gần đây thì Swing không còn là lựa chọn tốt nhất. Nhưng những ứng dụng desktop trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư vẫn thường sử dụng.
5) Trading Application
Trading Application – ứng dụng giao dịch là một mảng lớn trong công nghiệp tài chính thường viết bằng Java. Ví dụ như Mure, nó được sử dụng bởi nhiều ngân hàng như là một phần mềm giao diện người dùng có khả năng kết nối tới ngân hàng khác. Và nó được viết bằng Java.
6) J2ME Apps
Sự xuất hiện của IOS và Android gần như đã giết chết J2ME. Ngày nay chỉ có một lượng nhỏ điện thoại đời cũ của Nokia hay Samsung còn sử dụng J2ME.
J2ME còn phổ biến trên nhiều sản phẩm khác như: đầu phát Blu-ray, Cards hoặc những đầu thu kỹ thuật số. Còn đối với WhatsApp, một trong những lý do nó phổ biến là vì được phát triển cả trên J2ME dành cho những máy nokia đời cổ.
7) Ứng dụng nhúng
Có thể khẳng định rằng, Java rất mạnh trong ứng dụng nhúng. Đôi khi ngay những hệ điều kiển của: máy giặt, tủ lạnh, điều hòa… cũng được viết bằng Java mà ta không để ý. Bạn chỉ cần có 130KB là có thể sử dung công nghệ Java trên các thiết bị phần cứng như: thẻ thông minh hoặc các cảm biến.
Lúc đầu, Java được thiết kế là dành cho các ứng dụng nhúng này. Tư tưởng “Write once – Run Anywhere” – viết 1 lần chạy khắp nơi được Java tích hợp cả vào những thiết bị này. Và có vẻ như những thiết bị này đang đền đáp lại cho Java một chỗ đứng vững chắc.
8) Big Data technologies
Java là ngôn ngữ sở hữu công nghệ xử lý dữ liệu cực lớn. Điều đó được chứng minh bằng việc các công nghệ big data như Apache Hbase hay Apache Accumulo đều đang sử dụng Java bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, không phải tất cả những công nghệ big data đều được code từ Java, nhưng những công nghệ phát triển nhất hiện nay đều nhờ Java để phát triển.
9) Ứng dụng của Java trong giao dịch tần suất cao
Bạn có biết những ứng dụng có tần suất cao là gì không? Chúng là ứng dụng có lượng dữ liệu vào ra cực lớn (được sử dụng liên tục 24/24, 365/365 ngày). Java có khả năng thực thi mạnh mẽ, bền bỉ và được đánh giá là đạt hiệu năng tốc độ gần như C++.
Dựa vào lý do này, Java thường được lựa chọn để viết các hệ thống cần hiệu suất cao. Mặc dù hiệu năng của nó thì có thể không bằng với các ngôn ngữ máy, nhưng đổi lại chúng có tính an toàn cao, độc lập nền tảng và dễ bảo trì. Từ đó, nó làm tăng hiệu năng đáng kể của toàn hệ thống.
10) Những ứng dụng khoa học trong việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java
Ngày nay, Java thường là lựa chọn mặc định cho những ứng dụng mang tính khoa học (bao gồm cả xử lý ngôn ngữ tự nhiên). Lý do chính là vì Java chạy ổn định, an toàn và có thể bảo trì tốt. Ngoài ra, chúng còn đi kèm nhiều công cụ khác hơn so với C hay những ngôn ngữ khác.
Vào thời kỳ những năm 90, Java khá phổ biến với Applet. Nhưng qua thời gian, Applet đã dần mất đi tính phổ biến của nó. Lý do chủ yếu là vì những rắc rối trong bảo mật và hiệu năng. Từ đó, những ứng dụng Java và Applet trên desktop gần như chết hẳn. Tuy thế, Java vẫn là lựa chọn ưu tiên của ngành công nghiệp tài chính, đầu tư và thương mại điện tử. Và việc học java khẳng định vẫn có một tương lai sáng phía trước.
>> Tìm hiểu ngay: 10 lý do giúp bạn giải đáp thắc mắc: “có nên học java web?”
Các framework trong java – kiến thức quan trọng bạn cần biết khi muốn học lập trình Java
Struts
Struts là một Java Framework có mã nguồn mở miễn phí. Nó giúp tạo ra các ứng dụng Java đẹp mắt và có thể hoạt động trên MVC (Model-View-Controller). Tuy nhiên, điểm hạn chế của Struts là bạn cần làm quen với một bộ quy tắc liên quan đến mã hóa và thiết kế các ứng dụng web riêng của nó. Đây là kiến thức java quan trọng nếu bạn muốn học tốt java.
Spring MVC
Đây là một trong những Java framework lâu đời và được đánh giá là tốt nhất. Nó liên tục thay đổi để thích nghi với công nghệ. Và đó cũng là lý do tại sao Spring MVS vẫn được yêu thích cho đến ngày nay.
Spring MVC cho phép bạn viết code sạch sẽ và chúng rất dễ truy cập. Nó thực sự là một web framework mạnh, có thể đảm nhận bất kỳ nhiệm vụ hoặc dự án nào. Nhược điểm lớn nhất và duy nhất của Java framework này là sự phức tạp của nó. Nếu bạn chưa thành thạo với ngôn ngữ Java thì chắc chắn nó sẽ gây khá nhiều khó khăn cho bạn.
Hibernate
Hibernate là một ORM Framework. Nó được mệnh danh là lựa chọn chất lượng cao để giải quyết những vấn đề về database. Hibernate là một framework dùng cho những vấn đề hướng đối tượng.
Trong khoa học máy tính, nó là phương tiện chuyển đổi dữ liệu giữa hai hệ thống không tương thích và làm cho chúng hoạt động với nhau thông qua các đối tượng hướng dẫn ngôn ngữ. Vì vậy, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xử lý cơ sở dữ liệu không tương thích và khó sử dụng.
GWT
GWT – Bộ công cụ Web của Google: là công cụ mở source code cho phép bạn thiết lập trình duyệt và sửa đổi cho front-end hay bất kể phần mềm, ứng dụng phức tạp đến mức nào.
Điều tuyệt vời của GWT là nó được phát triển bởi Google, nên nó có rất nhiều hỗ trợ và nhiều tài liệu miễn phí hay. Java framework này rất dễ học và bạn cũng có thể sử dụng nó để thiết lập front-end cho mọi web, ứng dụng.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất với Bộ công cụ Web của Google là nó có rất nhiều phiên bản mới được tạo ra và mỗi phiên bản đều khác nhau. Một số phiên bản đều có giao diện và công cụ cần thiết. Một vấn đề nữa là phần mềm biên dịch của nó khá chậm và khó chịu cho nhiều người.
>> Hướng dẫn: Tự học lập trình java cho người mới bắt đầu – 6 tháng làm chủ Java
Căn bản Java học thì bắt đầu từ đâu & Lộ trình học như thế nào để đạt được hiệu quả nhất
To start learning Java setting, the important important is you must be used to start up the language settings. Bạn có thể hiểu sâu hơn về Java và các công nghệ Java mà ngày nay có nhiều thành viên được sử dụng như:
- Java Core
- Đậu Java doanh nghiệp
- JSP / Java Servlet
- JDBC và RMI
- Netbean
- Oop java
Trước khi bắt tay vào học, người đầu tiên bạn nên làm để tìm cho mình một chương trình học rõ ràng và khoa học. To help too your learning file is effect more, CodeGym gợi ý bạn lộ trình có thể bao quát toàn bộ chương trình Java một cách bài bản nhất.
- Module 1: Làm quen với căn bản lập
- Mô-đun 2: Lập trình nâng cao với Java
- Mô-đun 3: Học phát triển Web Backend với JSP & Servlet
- Mô-đun 4: Web Backend Phát triển với Spring MVC
- Mô-đun 5: Phát triển người dùng giao diện với Angular
- Mô-đun 6: Phát triển dự án thực tế bằng những kiến thức đã được học.
Với chương trình học này, nếu bạn đủ tự động học được thì bạn chắc chắn sẽ sớm trở thành một Java viên lập trình trong tương lai. You can tham khảo chi tiết từng bước nhỏ trong mỗi module trên ngay tại đường liên kết sau để biết rõ hơn về chương trình học: https://hanoi.codegym.vn/khoa-hoc-java/
Link
Thông qua bài viết trên, CodeGym Hà Nội hi vọng bạn đã hiểu hơn về ngôn ngữ lập trình Java và các kiến thức cũng như kết quả của chương trình học Java. Chúc bạn có thời gian học thật tốt với ngôn ngữ lập trình mới.
0 Lời bình